Cai thuốc ngay
Tử Vong & Bệnh Tật

Đếm xác người từ ngành thuốc lá

Xuất bản May 4, 2022
Photo with no alt text

Hơn 70 năm qua, chúng ta đã biết các sản phẩm từ ngành thuốc lá gây ra tử vong và bệnh tật nghiêm trọng cho tất cả mọi người – cho dù chúng ta có sử dụng sản phẩm của họ hay không.1 Chúng ta đã biết gần 30 năm qua rằng ngành thuốc lá đã nói dối về mức độ gây nghiện và những sản phẩm gây chết chốc của họ.2 Chưa hết, họ vẫn tồn tại và làm cho tất cả chúng ta gặp nguy hiểm. Trẻ mới biết đi thở hổn hển trong cơn hen suyễn từ khói thuốc người khác hút. Một thanh thiếu niên phải nhập viện vì đau ngực và khó thở vì vaping. Một gia đình chôn cất người thân qua đời vì bệnh ung thư phổi. Tất cả chỉ vì một ngành công nghiệp sản xuất những sản phẩm chết người, làm tổn thương tất cả chúng ta và không phải chịu trách nhiệm.

Ngành thuốc lá giết chết 110 người dân California mỗi ngày.3 Và cứ 1 người chết lại có thêm 30 người mắc phải căn bệnh mà ngành công nghiệp này gây ra – những căn bệnh cướp đi sinh mạng của cha mẹ, anh chị em, hàng xóm, bạn bè và chính họ.4

Làm thế nào mà chúng ta để điều này tiếp diễn quá lâu? Điều mà ngành thuốc lá muốn chúng ta tin là tất cả về “quyền tự do lựa chọn”. Điều này giúp họ chuyển trách nhiệm giải trình từ họ qua khách hàng một cách thuận tiện. Theo quan điểm của ngành thuốc lá, những người sử dụng sản phẩm của họ hoàn toàn chịu trách nhiệm về cái chết và bệnh tật mà họ gặp phải.5 Nhưng điều đó không chính đáng vì hai lý do chính:

  1. Phơi nhiễm khói thuốc đã chà đạp lên “quyền tự do lựa chọn” của những người không sử dụng thuốc lá. Hàng nghìn người chịu thiệt hại và chết mỗi năm vì bị phơi nhiễm khói thuốc người khác hút.6 Những người thậm chí chưa bao giờ chạm vào các sản phẩm của ngành thuốc lá. Có thể bạn đang nghĩ – không phải ngành thuốc lá làm người vô tội bị phơi nhiễm khói thuốc mà chính là người hút thuốc. Những người sử dụng thuốc lá chọn sử dụng loại thuốc lá để cuối cùng sẽ làm tổn thương những người xung quanh họ. Nhưng hãy thảo luận về mức độ “tự do lựa chọn” của người sử dụng thuốc lá.
  2. Những người sử dụng thuốc lá đã bị loại bỏ “quyền tự do lựa chọn” khi ngành thuốc lá nhắm mục tiêu và làm họ nghiện khi còn trẻ.7 Chúng ta đã biết từ lâu ngành thuốc lá tạo ra các sản phẩm tối đa hóa khả năng gây nghiện.8 Hầu hết người hút thuốc đều muốn bỏ thuốc lá và ước rằng họ chưa bao giờ bắt đầu.910 Và họ sẽ nói với bạn rằng bỏ thuốc lá là một trong những điều khó khăn nhất mà họ từng làm.1112 Điều này, cùng với mô hình kinh doanh của ngành thuốc lá dựa vào việc nhắm mục tiêu và thu hút những người trẻ tuổi, kêu gọi họ “hút thuốc lá thay thế”, bắt đầu làm cho lập luận “quyền tự do lựa chọn” này ngày càng giống chiêu trò lừa đảo của ngành thuốc lá.13 Chúng ta biết ngành thuốc lá sử dụng các chiến thuật có chủ đích thu hút trẻ em – hương vị vui nhộn, bao bì nhiều màu sắc, tên tựa các loại kẹo và nhìn bắt mắt giống các thiết bị công nghệ.1415 Và các hoạt động săn mồi của ngành công nghiệp đã thành công – 90% người trưởng thành hút thuốc hàng ngày bắt đầu trước khi họ 18 tuổi.16 Nicotine mồi chài bộ não đang phát triển của trẻ và loại bỏ “quyền tự do lựa chọn” trước khi trẻ có quyền bầu cử.

Ngành thuốc lá cố ý bán các sản phẩm giết người, chi hàng tỷ đô la mỗi năm để giữ các sản phẩm gây nghiện cao và gây chết người của họ trên kệ hàng.1718 Và giờ đây họ đã tạo ra một đại dịch vaping trong giới trẻ nhằm mồi chài một thế hệ mới với các sản phẩm vape độc hại.19

Tất cả chúng ta đều có quyền được sống và xây dựng gia đình trong môi trường lành mạnh mà không bị bắt buộc phải tiếp xúc với các chất độc hại gây ung thư, phổi, tim và tổn thương não. Và đối với những người không có sự lựa chọn về nơi họ sống – trẻ em, người già, người tàn tật hoặc những người đang phải vật lộn để kiếm sống – xứng đáng được hưởng không khí trong lành, sạch sẽ. Đã đến lúc ngành thuốc lá phải chịu trách nhiệm.

  1. Proctor RN. The history of the discovery of the cigarette-lung cancer link: evidentiary traditions, corporate denial, global toll [published correction appears in Tob Control. 2013 Jan;22(1):62]. Tob Control. 2012;21(2):87-91. doi:10.1136/tobaccocontrol-2011-050338
  2. Truth Initiative. the 5 ways tobacco companies lied about the dangers of smoking cigarettes. Truthinitiative.org. https://truthinitiative.org/research-resources/tobacco-prevention-efforts/5-ways-tobacco-companies-lied-about-dangers-smoking. Published December 21, 2017. Accessed April 14, 2022.
  3. Centers for Disease Control and Prevention. Extinguishing the Tobacco Epidemic in California. Cdc.org. https://www.cdc.gov/tobacco/about/osh/program-funding/pdfs/california-508.pdf. Updated April 11, 2017. Accessed April 14, 2022.
  4. Centers for Disease Control and Prevention. Fast Facts. cdc.org. https://www.cdc.gov/tobacco/data_statistics/fact_sheets/fast_facts/index.htm. Reviewed June 2, 2021. Accessed April 14, 2022.
  5. Friedman LC, Cheyne A, Givelber D, Gottlieb MA, Daynard RA. Tobacco industry use of personal responsibility rhetoric in public relations and litigation: disguising freedom to blame as freedom of choice. Am J Public Health. 2015;105(2):250-260. doi:10.2105/AJPH.2014.302226
  6. Centers for Disease Control and Prevention. Secondhand smoke: An unequal danger. CDC Vital Signs. https://www.cdc.gov/vitalsigns/tobacco/index.html. February 2015. Accessed January 4, 2019.
  7. U.S. Department of Health and Human Services. The Health Consequences of Smoking - 50 Years of Progress. A Report of the Surgeon General. Atlanta, GA: U.S. Department of Health and Human Services, Centers for Disease Control and Prevention, National Center for Chronic Disease Prevention and Health Promotion, Office on Smoking and Health; 2014.
  8. Campaign for Tobacco-Free Kids. Designed for Addiction: How the tobacco industry has made cigarettes more addictive, more attactive to kids and even more deadly. Washington, D.C.: Campaign for Tobacco-Free Kids. June 23, 2014.
  9. Babb S, Malarcher A, Schauer G, Asman K, Jamal A. Quitting Smoking Among Adults — United States, 2000–2015. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2017;65:1457–1464. DOI: http://dx.doi.org/10.15585/mmwr.mm6552a1
  10. Nayak P, Pechacek TF, Slovic P, Eriksen MP. Regretting Ever Starting to Smoke: Results from a 2014 National Survey. Int J Environ Res Public Health. 2017;14(4):390. Published 2017 Apr 6. doi:10.3390/ijerph14040390
  11. Centers for Disease Control and Prevention. Why Quitting Smoking Is Hard. Cdc.gov. https://www.cdc.gov/tobacco/campaign/tips/quit-smoking/quit-smoking-medications/why-quitting-smoking-is-hard/index.html. Reviewed January 3, 2022. Accessed April 14, 2022.
  12. American Heart Association News. Why it's so hard to quit smoking. Heart.org. https://www.heart.org/en/news/2018/10/17/why-its-so-hard-to-quit-smoking. Published October 17, 2018. Accessed April 14, 2022.
  13. RJR; BURROWS DS. STRATEGIC RESEARCH REPORT YOUNG ADULT SMOKERS: STRATEGIES AND OPPORTUNITIES. RJ Reynolds Records; Master Settlement Agreement. 1984 February 29. https://www.industrydocuments.ucsf.edu/docs/ntxb0099
  14. Brown JE, Luo W, Isabelle LM, Pankow JF. Candy flavorings in tobacco. N Engl J Med. 2014;370(23):2250-2252. doi:10.1056/NEJMc1403015
  15. Jackler RK, Chau C, Getachew BD, Whitcomb MM, Lee-Heidenreich J, Bhatt AM, et al. JUUL Advertising Over its First Three Years on the Market. Stanford, CA: Stanford Research into the Impact of Tobacco Advertising, Stanford University School of Medicine. January 31, 2019.
  16. U.S. Department of Health and Human Services. The Health Consequences of Smoking - 50 Years of Progress. A Report of the Surgeon General. Atlanta, GA: U.S. Department of Health and Human Services, Centers for Disease Control and Prevention, National Center for Chronic Disease Prevention and Health Promotion, Office on Smoking and Health; 2014.
  17. Federal Trade Commission. Federal Trade Commission Cigarette Report for 2020. Washington, D.C. Federal Trade Commission; 2021.
  18. Industry profile: tobacco. opensecrets.org. https://www.opensecrets.org/federal-lobbying/industries/summary?cycle=2021&id=A02. Accessed 9 March 2022.
  19. U.S. Surgeon General. Surgeon General’s Advisory on E-cigarette Use Among Youth. ecigarettes.surgeongeneral.gov. https://e-cigarettes.surgeongeneral.gov/documents/surgeon-generals-advisory-on-e-cigarette-use-among-youth-2018.pdf Accessed February 17, 2022.

Khám phá bằng chủ đề

Ngành thuốc lá chi hàng tỷ đô la cho những chiến thuật tiếp thị đầy toan tính và gây ảnh hưởng chính trị để họ có thể thu lợi từ cái chết và bệnh tật.
Tìm hiểu thêm
Đối với những người không sử dụng thuốc lá, vẫn có thể hứng những hậu quả chết người.
Tìm hiểu thêm
Ngành công nghiệp này xem thanh thiếu niên là “khách hàng thay thế” của họ. Ngành thuốc lá lôi kéo họ vào đường nghiện ngập và bệnh tật suốt đời.
Tìm hiểu thêm
Ngành công nghệ phân biệt chủng tộc này cố ý nhắm vào một số cộng đồng với những chiến lược quảng cáo và thông điệp lôi kéo chết người.
Tìm hiểu thêm
Không ai an toàn trước sự huỷ hoại môi trường16 và rủi ro sức khỏe từ chất thải thuốc lá và ô nhiễm nhựa.
Tìm hiểu thêm
Photo with no alt text

Quy trách nhiệm cho ngành thuốc lá

California đã bảo vệ mọi người từ các sản phẩm độc hại khác, và đã đến lúc ngành công nghiệp thuốc lá tuân theo các tiêu chuẩn tương tự.